TNHH KM UNION | 0932.124.427TNHH KM UNION | 0932.124.427

Mất năng lực hành vi dân sự là gì ? Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Mất năng lực hành vi dân sự là tình trạng một cá nhân có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi một phần không còn năng lực hành vi dân sự do bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Cụ thể:

Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

1. Người mất năng lực hành vi dân sự

Người trên 18 tuổi thuộc nhóm người mất năng lực hành vi dân sự khi thoả mãn các điều kiện sau:

1. Cá nhân này mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;

2. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu tuyên bố cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan như chồng hoặc vợ, con hoặc chủ nợ, con nợ của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại do hành vi của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác này;

3. Có kết luận giám định pháp y tâm thần về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. Chỉ có cơ quan y tế có thẩm quyền mới được phép kết luận giám định pháp y tâm thần;

4. Toà án ra quyết định tuyên bố cá nhân là người mất năng lực hành vi dân sự.

Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ của người này. Người giám hộ được xác định theo Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Lần đầu tiên, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận về trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo quy định của pháp luật dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải thoả mãn các điều kiện:

1. Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải là người thành niên mà do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Điều kiện này làm nổi bật nên ba yếu tố: là người thành niên (tức là từ đủ 18 tuổi trở lên), có khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần và làm khó khăn cho nhận thức, làm chủ hành vi nhưng không đến mức mất hoàn toàn giống như người mất năng lực hành vi dân sự. Với điều kiện này cho thấy, bản thân cá nhân này vẫn có khoảng thời gian nhận thức, làm chủ hành vi như một người bình thường, tức là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố cá nhân này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của chính cá nhân này, của người có quyền và lợi ích liên quan, của cơ quan và tổ chức hữu quan. Điểm đáng chú ý, người có thể bị tuyên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu tuyên bố mình trong tình trạng này khi họ hoàn toàn tỉnh táo, nhận thức được hành vi của mình;

3. Cơ quan giám định pháp y tâm thần có kết luận về mặt y tế đối với tình trạng nhận thức, làm chủ hành vi của cá nhân. Quy trình giám định phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Hiện nay, việc giám định pháp y tâm thần đang được thực hiện theo Thông tư số 23/2019/TT-BYT;

4. Toà án ra quyết định tuyên bố cá nhân này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong Quyết định này, Toà án cũng phải chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ cho người giám hộ của cá nhân này.

Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì các giao dịch sẽ có người giám hộ giám sát. Nếu giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi xác lập sẽ có thể bị tuyên vô hiệu nếu như người đại diện của người này yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định pháp luật phải do chính người đại diện xác lập, thực hiện hoặc đồng ý. Tuy vậy, giao dịch dân sự mà chỉ làm phát sinh quyền cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự, cá nhân này thừa nhận hiệu lực thì hai nhóm giao dịch dân sự này sẽ không bị vô hiệu.

3. Quy định về năng lực hành vi của người chưa thành niên

Nếu lấy mốc sau ngày sinh nhật lần thứ 18 của một cá nhân để xác định là người thành niên thì những cá nhân ở khoảng thời gian trước mốc này được gọi chung trong nhóm người chưa thành niên. Tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Đối với nhóm người chưa thành niên này, pháp luật chia nhỏ thành ba nhóm:

3.1 Nhóm cá nhân chưa đủ sáu tuổi

Đây là nhóm dành cho các cá nhân mà độ tuổi được tính từ mốc vừa sinh ra cho đến trước ngày sinh nhật lần thứ sáu. Đặc điểm nổi bật nhất của nhóm cá nhân này là thể chất đang ở giai đoạn đầu phát triển, nhận thức mới ở dạng sơ khai, tức là nhận biết mà chưa đến giai đoạn phân tích, định hướng nên hành vi của cá nhân giai đoạn này mang tính tự phát, chưa ý thức được về quyền, nghĩa vụ của mình và càng chưa biết cách để bảo vệ quyền, lợi ích này. Chính vì thế, pháp luật ghi nhận, “giao dịch của người chưa đủ sáu tuối do người đại diện theo pháp luật cả người đó xác lập thực hiện”. Theo Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người đại diện của người chưa đủ sáu tuổi được xác định trước hết là cha, mẹ của đứa trẻ. Nếu trường họp không có người đại diện là cha, mẹ thì sẽ là người giám hộ. Trường họp không xác định được cha, mẹ hoặc người giám hộ thì sẽ người đại diện sẽ được Toà án chỉ định. Lần đầu tiên trong Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận trường hợp Toà án có quyền chỉ định người đại diện cho cá nhân nói chung, trong đó bao gồm cả cá nhân chưa đủ sáu tuổi.

Người đại diện cho cá nhân chưa đủ sáu tuổi sẽ thay mặt các cá nhân này xác lập, thực hiện, chịu trách nhiệm với giao dịch của cá nhân này. Nói một cách khác, người đại diện chính là người sẽ có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân chưa đủ sáu tuổi.

3.2 Nhóm cá nhân từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuềi

Những cá nhân ở độ tuổi từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi là những người đã bắt đầu có sự phát triển nhanh về mặt thể chất và nhận thức. Những cá nhân này bắt đầu nhận thức được quyền, nghĩa vụ của mình và biết bảo vệ các quyền này. Đặc biệt, nhóm cá nhân này cũng được giáo dục để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, các cá nhân này cũng ý thức một số nghĩa vụ phải tuân thủ để không xâm phạm đến quyền, lợi ích của các chủ thể khác, của cộng đồng hay của Nhà nước. Vì đã có nhận thức nhất định nên pháp luật cho phép các chủ thể ở ngưỡng tuổi này được xác lập các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhu cầu là “điều đòi hỏi, cần dùng”, sinh hoạt được hiểu là “cuộc sổng, đời sống hàng ngày” hoặc “cuộc sống thường ngày”20, hàng ngày được hiểu là từng ngày. Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sẽ được hiểu là các nhu cầu đảm bảo cho đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân và có thể hiểu như ãn uống, đi lại… Tựu chung lại, những giao dịch phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày được hiểu là các giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu để con người có thể tồn tại, hoạt động bình thường. Những giao dịch khác thì người từ đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi sẽ phải xác lập, thực hiện thông qua người đại diện của mình và được xác định theo Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015.

3.3 Nhóm cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi ở ngưỡng tuổi mà thể chất, nhận thức đã phát triển gần như hoàn thiện. Chính vì lẽ đó mà ở góc độ luật lao động cho phép người từ đủ mười lăm tuổi được phép tham gia vào các quan hệ lao động (Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Độ tuổi lao động tuốỉ thiểu của người lao động là từ đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục I chương XI của Bộ luật này).

Với tư cách là luật gốc trong lĩnh vực luật tư, quy định các nguyên tắc chung cho các lĩnh vực luật khác điều chỉnh cụ thể, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã mở rộng quyền tham gia, xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự đối với nhóm người này tương ứng với mức độ phát triển thể chất, nhận thức. Theo đó, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Có ba nhóm giao dịch mà pháp luật chưa cho người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được phép tự mình tham gia xác lập gồm những giao dịch liên quan đến bất động sản (tức là đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền đất đai; tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật – Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015) như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất…, động sản phải đăng ký như xe máy, ô tô, máy bay, tàu biển… hoặc các giao dịch khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý như lập di chúc.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc được quy định tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự’ nên người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi tự mình xác lập giao dịch mà pháp luật không cấm thì cũng phải tự chịu trách nhiệm. Điều này được hiểu những giao dịch này phải nằm trong phạm vi giá trị tài sản người này sở hữu.

4. Căn cứ xác định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Để xác nhận một người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 căn cứ vào các điều kiện sau:

-Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự

– Có yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

– Có kết luận giám định y khoa về mức độ khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

– Quyết định của Tòa án tuyên bố người này có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Như vậy một người chỉ được coi là có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi khi có quyết định tuyên bố của tòa án dựa trên yêu cầu của người đó hoặc người có quyền và lợi ích liên quan và có kết luận của cơ sở kết luận giám định pháp y.

5. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ bị hạn chế trong việc thực hiện giao dịch dân sự bởi vì mọi giao dịch của họ đều được thông qua người đại diện hợp pháp của họ được Tòa án chỉ định. Theo quy định tại khoản 4 điều 54 Bộ luật dân sự 2015 thì người được chỉ định làm người đại điện theo pháp luật của người có khó khăn về nhận thức và làm chủ hành vi bao gồm:

1. Trường hợp vợ là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi hoặc một người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Nếu trong trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

Nhận xét

Designed by W.O.A.
blank