TNHH KM UNION | 0932.124.427TNHH KM UNION | 0932.124.427

Xin giấy phép mở phòng khám tư nhân

Công ty Luật  KM UNION cung cấp dịch vụ pháp lý mở phòng khám tư nhân chuyên nghiệp, nhanh chóng với thủ tục nhanh, gọn và chuẩn; dịch vụ làm giấy phép kinh doanh giá rẻ trọn gói,v.v…

Hotline/Zalo: 0932 124 427  |   Email:  [email protected]

Các hình thức phòng khám tư nhân

Theo quy định của pháp luật và nhu cầu thực tế hiện nay, phòng khám tư nhân thường tồn tại dưới hình thức phòng khám đa khoa và phòng khám chuyên khoa.

  1. Phòng khám đa khoa.
  2. Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:
  • Phòng khám nội tổng hợp;
  • Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội;
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông;
  • Phòng khám chuyên khoa ngoại;
  • Phòng khám chuyên khoa phụ sản;
  • Phòng khám chuyên khoa nam học;
  • Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt;
  • Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng;
  • Phòng khám chuyên khoa mắt;
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;
  • Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;
  • Phòng khám chuyên khoa tâm thần;
  • Phòng khám chuyên khoa ung bướu;
  • Phòng khám chuyên khoa da liễu;
  • Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền; Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
  • Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;
  • Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;
  • Phòng khám, điều trị HIV/AIDS;
  • Phòng xét nghiệm;
  • Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang;
  • Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
  • Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng;
  • Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp;
  • Phòng khám chuyên khoa khác.

Điều kiện mở phòng khám tư nhân

Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh ngoài giờ đang ngày càng tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều bác sĩ đã thành lập phòng khám tư nhân để cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho các bệnh nhân có nhu cầu thăm khám ngoài giờ hành chính.

Để mở phòng khám tư nhân, cần đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Về đối tượng:

Phòng khám tư nhân được thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động chính là phòng khám chuyên khoa hoặc phòng khám đa khoa.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

  • Những bác sĩ là cán bộ, công chức hoặc viên chức của các bệnh viện công không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật doanh nghiệp và các văn bản luật liên quan khác. Do đó, bác sĩ làm việc tại các bệnh viên công chỉ có thể thành lập hộ kinh doanh để mở phòng khám tư nhân.
  • Đối với những bác sĩ làm việc tại bệnh viện công nhưng không phải cán bộ, công chức hoặc viên chức thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức, đó là thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh.

(Xem thủ tục thành lập công ty tại đây.

Xem thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại đây.)

Về cơ sở vật chất:
  • Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
Về trang thiết bị y tế:
  • Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
  • Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định trên nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
Về nhân sự:

Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
  • Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.
  • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn phải là người hành nghề cơ hữu (thường xuyên) tại phòng khám.
  • Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau:
  • Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
  • Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
  • Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;
  • Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sỹ hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;
  • Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sỹ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;
  • Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học;
  • Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;
  • Phòng xét nghiệm: Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên;
  • Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, đối với mỗi loại hình phòng khám chuyên khoa sẽ có những quy định cụ thể về nhân sự. Quý khách vui lòng liên hệ với KM UNION để chúng tôi tư vấn theo từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào thực tế của Quý Khách hàng.

Công ty Luật  KM UNION cung cấp dịch vụ pháp lý mở phòng khám tư nhân chuyên nghiệp, nhanh chóng với thủ tục nhanh, gọn và chuẩn; dịch vụ làm giấy phép kinh doanh giá rẻ trọn gói,v.v…

Hotline/Zalo: 0932 124 427  |   Email:  [email protected]

Hồ sơ khách hàng cần cung cấp để mở phòng khám tư nhân

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với Công ty) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh).
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của người phụ trách, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại phòng khám.
  • Bản sao giấy xác nhận quá trình thực hành chuyên môn.
  • Bản sao văn bản cho phép làm việc ngoài giờ có xác nhận của lãnh đạo đơn vị bác sĩ đang làm việc.

Trình tự thực hiện thủ tục mở phòng khám tư nhân

Phòng khám tư nhân là cơ sở khám, chữa bệnh được cá nhân, tổ chức thành lập ra và tự quản lý điều hành. Để hoạt động phòng khám tư nhân cần thực hiện theo quy trình cơ bản sau đây:

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh hoặc xin giấy phép đầu tư (đối với cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).

Bước 2: Chuẩn bị, hoàn thiện các hồ sơ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Xin cấp phép hoạt động phòng khám tư nhân.

  • Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân tại Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.
  • Trong vòng 45 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế thẩm duyệt hồ sơ và thẩm định thực tế tại cơ sở.
  • Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu theo quy định, Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân.
  • Trường hợp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu về hồ sơ, về điều kiện theo quy định pháp luật, Sở Y tế nêu rõ lí do từ chối cấp.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với phòng khám tư nhân

Trong một số trường hợp hoạt động không thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động phòng khám tư nhân hoặc trong quá trình hoạt động có vi phạm sẽ bị xử lý theo các mức dưới đây:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một hành vi: Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ sở dịch vụ y tế khác, trừ hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa và bệnh viện.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Thuê, mượn giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
  • Cho thuê, cho mượn giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
  • Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu;
  • Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả cần thiết khác.

Khách hàng được lợi gì khi sử dụng dịch vụ lập phòng khám tư nhân của KM UNION

  • KM UNION tư vấn chuyên sâu và đưa ra giải pháp cụ thể đối với trường hợp thực tế của khách hàng
  • KM UNION tiến hành thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở, hướng dẫn quý khách hoàn thiện theo quy định trước khi Sở Y tế kiểm tra
  • KM UNION luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  • KM UNION có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và làm việc tại địa chỉ của quý khách, quý khách không phải đi lại nhiều
  • KM UNION cung cấp danh mục hồ sơ đơn giản và thay quý khách hoàn thiện tối đa hồ sơ
  • Giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực để quý khách tập trung vào hoạt động kinh doanh.
Quy trình thực hiện thủ tục mở phòng khám tư nhân của KM UNION

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, KM UNION cung cấp dịch vụ xin cấp phép hoạt động phòng khám tư nhân một cách chuyên nghiệp, chính xác.

Trình tự KM UNION thực hiện công việc như sau:
  1. Tiếp nhận, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng về việc mở phòng khám tư nhân;
  2. Tiến hành tư vấn và báo giá cho khách hàng qua điện thoại để khách hàng cân nhắc lựa chọn dịch vụ của KM UNION;
  3. Ký hợp đồng và yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ;
  4. Tiến hành thẩm định hồ sơ và thực tế cơ sở của khách hàng;
  5. Soạn thảo các hồ sơ đăng ký;
  6. Hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu, chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện cơ sở;
  7. Nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh tại Sở Y tế địa phương;
  8. Theo dõi, thay mặt khách hàng giải trình với Sở Y tế địa phương và cập nhật tình trạng hồ sơ với khách hàng;
  9. Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn;
  10. Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc trong quá trình khách hàng hoạt động.

Mở phòng khám tư nhân là một thủ tục phức tạp, đòi hỏi có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về thủ tục mở phòng khám tư nhân cập nhật theo quy định pháp luật mới nhất. Vui lòng liên hệ đến KM UNION để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ về thủ tục này.

Công ty Luật  KM UNION cung cấp dịch vụ pháp lý mở phòng khám tư nhân chuyên nghiệp, nhanh chóng với thủ tục nhanh, gọn và chuẩn; dịch vụ làm giấy phép kinh doanh giá rẻ trọn gói,v.v…

Hotline/Zalo: 0932 124 427  |   Email:  [email protected]

Designed by W.O.A.
blank